Đăng nhập
Chào Mừng Các Bạn Đến Với Website Đoàn - Hội Khoa Triết HọcLaughing

Từ khóa
Danh mục

Bạn cần thông tin gì nhất từ website
Hoạt động đoàn - hội
Học Thuật
Kĩ năng
Học bổng - việc làm

Thư mời cafe học thuật 22/3

Lịch sử, trong vòng xoay của nhận thức, gần gũi và xa lạ theo từng cạnh góc của người quan sát.
Những dòng chảy nào đã mở đường cho sự xuất hiện và phát triển của việc nghiên cứu lịch sử trên thế giới? 
Những nhân tố nào đã tạo nên sự tương đồng và dị biệt trong nghiên cứu lịch sử ở phương Đông và phương Tây?
 
 
Nếu bạn là người yêu mến khoa học lịch sử và quan tâm đến những vấn đề trên thì hãy cùng chúng tôi khám phá truyền thống sử luận Đông Tây tại chương trình Café học thuật với chuyên đề “Sử luận Đông Tây”, do diễn giả Dương Ngọc Dũng, tiến sĩ triết học, trình bày.
 Vào lúc 8h30, ngày 22/3/2013.
Tại phòng D201, trường ĐH KHXH&NV, cơ sở Đinh Tiên Hoàng
Xin mời đăng ký tham gia tại đây
 
 
 

Tham khảo chủ đề với sách "Sự Nghèo nàn của thuyết sử luận":

“Ta có thể diễn giải “lịch sử” như lịch sử đấu tranh giai cấp, hoặc như lịch sử đấu tranh chủng tộc để giành quyền là chủng tộc thượng đẳng, hoặc như lịch sử tư tưởng tôn giáo hoặc lịch sử đấu tranh giữa xã hội “mở” và xã hội “khép kín”, hoặc như lịch sử của tiến bộ khoa học và công nghiệp. Tất cả đều là những quan điểm mang tính quan thiết không ít thì nhiều và không có gì đáng chê trách.

Nhưng các nhà sử luận lại không trình bày chúng đúng như thế; họ không nhìn ra sự cần thiết của tính đa dạng trong những cách diễn giải về cơ bản tương đương nhau (cho dù một số trong những cách diễn giải ấy có thể nổi bật lên nhờ vào tính phong phú của chúng - một điều ít nhiều có ý nghĩa). Thay vì thế, họ trình bày chúng như những học thuyết hoặc lý thuyết và khăng khăng rằng “toàn bộ lịch sử là lịch sử đấu tranh giai cấp”, v.v. Và nếu thấy rằng quan điểm của mình là phong phú và có nhiều thực kiện có thể được sắp xếp theo thứ tự và diễn giải dưới ánh sáng quan điểm của mình, họ sẽ nhầm lẫn quan điểm với một sự chứng thực, hoặc thậm chí một phép chứng minh, cho học thuyết của họ.”

(Trích Phần IV, Thuyết sử luận, Karl R. Popper, Chu Lan Đình dịch, NXB Tri thức, 2012)

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Địa chỉ liên hệ: Văn phòng khoa Triết học A207, 10 - 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.    
Tự tạo website với Webmienphi.vn