Đăng nhập
Chào Mừng Các Bạn Đến Với Website Đoàn - Hội Khoa Triết HọcLaughing

Từ khóa
Danh mục

Bạn cần thông tin gì nhất từ website
Hoạt động đoàn - hội
Học Thuật
Kĩ năng
Học bổng - việc làm

Chuyến đi thực tế ở xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An để chuẩn bị cho chương trình Công tác xã hội Hướng về Nguồn cội lần II đã để lại trong chúng tôi nhiều cảm xúc day dứt khó quên. Từ nơi đây, cũng như từ khắp những vùng đất anh hùng của Tổ Quốc, cất bước ra đi bao nhiêu người thanh niên quả cảm theo tiếng gọi của Quê hương, giành lại độc lập tự do cho nhân dân mình. Và khi chiến tranh lùi vào quá khứ, mang theo những con người anh dũng ấy, để lại nơi đây một nỗi đau không thể xóa nhòa trong lòng người ở lại: những người cha, người mẹ, người vợ, người anh em…

 

Có mặt ở nhà bà Năm (tên thật là Lê Thị Hai) ở ấp Bà Phổ xã Bình Thạnh, chúng tôi được nghe câu chuyện bà kể về sự hi sinh của hai người con trai trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Giờ ngồi một mình trên chiếc phản đơn sơ, những nỗi đau năm tháng hằn trên đuôi mắt, bà vẫn minh mẫn, lạc quan và không giấu nổi niềm tự hào khi giới thiệu căn nhà nhỏ do Nhà nước xây tặng… Chúng tôi thầm kính phục ý chí kiên cường ánh lên qua cách bà kể về cuộc sống đơn thân của mình, ý chí sắt đá đã trở thành nét điển hình của những bà mẹ Việt Nam anh hùng.

 

Bà Hai kể chuyện hai người con hi sinh trong chiến tranh chống Pháp

 

Cách đó không xa, chúng tôi đến thăm ông Phùng Văn Bảy. Hai người anh của ông đã hi sinh trong chiến tranh chống Mĩ, bản thân ông hiện phải sinh sống trong một căn nhà lá cũ kĩ đơn sơ. Những vật dụng trong nhà đều đã cũ và chắp vá nhưng chúng tôi dễ dàng nhận thấy nơi bàn thờ thờ hai người anh liệt sĩ của ông vẫn được lau chùi sạch sẽ và chăm sóc cẩn thận. Chúng tôi thấy lòng thắt lại khi nghe ông kể về hôm ông ngã ở sân sau đau đến không dậy nổi, đứa cháu ngờ ngệch không hiểu chuyện chỉ biết đứng nhìn rồi cười ngơ ngác…

 

Bàn tay phải ông Bảy nắm lại vì còn đau hôm ngã ở sân sau

 

Căn chòi nhỏ ọp ẹp, xiêu vẹo, tăm tối của bà Lê Thị Muôn, ngụ tại ấp Bà Phổ, cho chúng tôi một cảm giác khó hiểu ban đầu, do Nhà nước đã xây cho bà một căn nhà nhỏ khá khang trang ở gần đó. Bà kể, do có xích mích với con trai của mình, bà đã dọn ra đây sống một mình, thi thoảng có vài đứa cháu gọi bà là cố chạy đến chơi. Chồng bà hi sinh trên chiến trường, bà lại đánh mất luôn niềm an ủi đến từ người con, bà ứa nước mắt khi nhìn lại căn chòi rách rưới chỉ được thắp sáng bằng nắng trời và ngọn đèn dầu leo lét…

 

Bà Muôn chia sẻ dưới gian nhà ọp ẹp, tăm tối

 

Vẫn còn đó trên mảnh đất này những người mẹ, người vợ, người chồng sống nhỏ nhoi, yếu ớt như ngọn đèn dầu trước bao sóng gió cuộc đời, nhưng sẽ mãi kiên định không lụi tàn. Chuyến đi này để lại cho chúng tôi nhiều trăn trở và càng thôi thúc chúng tôi phải cố gắng hơn nữa để chương trình “Hướng về nguồn cội-2” càng them ý nghĩa. Và cần lắm, cần nhiều hơn những bàn tay ấm áp bao dung, những tấm lòng lắng nghe và sẻ chia, tạo động lực cho họ vượt qua những khó khăn phía trước. Hãy cùng chúng tôi xoa dịu nỗi đau trên mảnh đất Long An kiên trung và bất khuất này. Đây chỉ là ba trong số rất nhiều các hoàn cảnh khác cần được giúp đở ở địa bàn xã Bình Thạnh huyện Thủ Thừa tỉnh Long An.

Hiện tại Chương trình Công Tác Xã Hội Hướng Về Nguồn Cội của sinh viên trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn đang cần sự đóng góp của các đơn vị cá nhân giúp đở cho những bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, các em nhỏ vược khó học giỏi.

Hãy chia sẻ bài viết đến những người bạn, những người thân của mình như một sự sẻ chia đến với cộng đồng. 

Mọi chi tiết xin liên hệ : Thúy An : 01696044099  Lý Châu : 0984531753

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Địa chỉ liên hệ: Văn phòng khoa Triết học A207, 10 - 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.    
Tự tạo website với Webmienphi.vn