Đăng nhập
Chào Mừng Các Bạn Đến Với Website Đoàn - Hội Khoa Triết HọcLaughing

Từ khóa
Danh mục

Bạn cần thông tin gì nhất từ website
Hoạt động đoàn - hội
Học Thuật
Kĩ năng
Học bổng - việc làm

Một câu chuyện giả tưởng được thể hiện qua chương hồi kể về chuyến hành trình vạn dặm của tri thức xuyên suốt lịch sử tư tưởng Tây phương.

CHƯƠNG I:

HY LẠP – VƯƠNG QUỐC CỦA NHỮNG NHÀ THÔNG THÁI

HỒI 1:

SOCRATES VỊ ÂN SƯ ĐẦU TIÊN

Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi sau khi thuyền cập ở một cảng biển ở bờ bắc Địa Trung Hải(1) là đất Hy Lạp – vương quốc thiêng liêng của các vị thần trên đỉnh Olympus(2). Có lẽ nhiều người sẽ đặt câu hỏi tại sao chúng tôi lại dừng chân ở miền đất này trước tiên? Hẳn các bạn không quên vì mang ngọn lửa thần thiêng của thiên đình cho con người mà thần Promethes(3) đã bị Zeus(4) xiềng xích tại ngọn núi Capcase(5) để hàng ngày ác điểu lại hành hạ và ăn bộ gan của người, nhưng chính tình yêu dành cho con người mà buồng gan Promethes vẫn nguyên vẹn vào mỗi sáng. Nơi tình yêu thương loài người được vun đắp có lẽ chính là điều mà chúng tôi cần học hỏi.

Và có lẽ nên bắt đầu câu chuyện với cuộc hội ngộ đầy bất ngờ và ảnh hưởng sâu sắc đến chúng tôi khi đến Hy Lạp. Vừa bước chân lên mảnh đất này, chúng tôi đã bắt gặp ngay một quảng trường rộng nơi một đám đông đang vây quanh một học giả - có lẽ vậy, một con người mà ngay từ ánh nhìn đã toát lên khí khái và nhân cách đáng kính trọng. Trong khi tôi mãi mê dõi theo cuộc tranh luận hấp dẫn của đám đông thì người bạn đồng hành cho tôi biết rằng vị học giả say sưa thực hiện công việc của mình – tranh luận và giảng dạy, mà không cần bất kì một khoản học phí nào, điều này khá bất ngờ vì tôi được biết từ khi phái Biện thuyết (6) ra đời thì việc “thương mại hóa giáo dục” đã trở thành một thông lệ không còn xa lạ. Và thông tin quan trọng hơn mà tôi được biết đây chính là nhà hiền triết mà bấy lâu nay chúng tôi ngưỡng mộ, hằng ao ước được gặp trong chuyến hành trình đến xứ sở xa xôi này, không ai khác chính là Socrates (7).

Đợi chờ khá lâu để tôi và người bạn đồng hành có thể trò chuyện cùng nhà hiền triết đáng kính của chúng ta, sau khi đám đông đã vơi đi một ít. Tuy vậy, tôi cũng thật sự ái mộ tinh thần học hỏi và tranh biện của họ, điều này không thật sự phổ biến ở quê hương tôi.

Socrates đã khá ngạc nhiên khi biết chúng tôi đến với quê hương ông sau khi trải qua một chuyến hành trình từ phương Đông xa xôi và huyền bí để tìm lời giải cho câu hỏi: “Con người là gì?”

Nhận thấy điều này tôi đã mạn phép hỏi người thầy đáng kính của chúng ta:

Phải chăng chúng con đã thực hiện một cuộc hành trình không tưởng và vượt quá khả năng khi hành trang của mình chỉ là lòng yêu mến sự hiểu biết mà thôi, thưa thầy?

Socrates mỉm cười bảo rằng: Hẳn trong chuyến đi của mình, trước khi đến với mảnh đất này các anh đã ghé qua đền thờ của Apollo(8) – nam thần con trai của Zeus và Leto, người bảo hộ cao quý của Ánh sáng, thi ca và nghệ thuật, và chắc hẳn vị tư tế(9) của Delphi(10) không thể nào bỏ qua việc giải thích câu trên cửa đền. Không gì khác hơn, chính là: “ Hãy tự biết mình”, phải chăng không dừng lại ở việc lấy bản thân mình làm đối tượng mà hướng đến sự tự nhận thức, phải chăng các bậc tiền nhân từ các nhà thông thái của Milet(12) từ Thales (13) – Anaximenes(14) – Anaximendre(15), triết gia cô đơn Heraclite(16) của đất Ephesus(17), kể cả Parmenide(18) của trường phái Elea(19) hay thầy trò Leucipe(20) và Democrite(21) với lý thuyết nguyên tử luận…đã mãi mê tìm kiếm bản nguyên của thế giới mà quên đi chính bản thân con người. Phải chăng đấy là một hố sâu thăm thẳm trong nhận thức của chúng ta? Các anh và ta đã chọn một con đường khác trước không điều gì đảm bảo rằng chuyến hành trình này hoàn toàn thuận lợi nhưng chúng ta đều biết mình đi đúng hướng mà sự mở đầu có lẽ bắt đầu từ Protagore(22) với: “Con người là thước đo của vạn vật”.

Còn hành trang ư? Chỉ lòng nhiệt huyết và tinh thần hướng về tri thức thôi thì chưa đủ các bạn trẻ ạ. Các anh dễ vấp ngã nếu không có được một phương pháp tiếp cận tri thức đúng đắn. Có thể sau này trên chuyến hành trình của mình các anh sẽ học được những điều hay hơn, nhưng ta không thể không chỉ dạy cho các anh một phương pháp mà tên nôm na của nó là “ đỡ đẻ” – có lẽ tên này ảnh hưởng từ nghề nghiệp của thân mẫu ta. Bắt đầu từ sự ngây thơ cố hữu của những đứa trẻ hãy giả vờ không biết để nhờ người đối thoại giảng cho. Rồi bằng những câu hỏi xác đáng có khi châm biếm, mỉa mai chứng minh rằng người đối thoại thật ra chẳng biết gì. Kế đến hãy dùng phương pháp quy nạp để xây dựng từng bước nhận thức một cách vững chắc thông qua việc phân tích chính xác những ví dụ cụ thể trong đời thường, từ đó rút ra những kết luận và định nghĩa tạm thời. Bằng phương pháp định nghĩa, làm cho những khẳng định tạm thời ấy ngày càng tinh vi và chính xác hơn và cuối cùng là rút ra những chân lý khách quan và phổ biến. Đến lúc này các anh còn nghi ngại về hành trình sắp tới hay không?

            Nghe xong câu trả lời này thật sự chúng tôi đã được khai phóng những chặng đường tiếp theo của cuộc hành trình. Bằng lòng thành kính của mình chúng tôi chỉ kịp cảm tạ ân sư vài lời trước khi đám đông khiến chúng tôi rời xa Socrates. Một lần nữa ánh mắt biết nói của người thầy đã động viên chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình đến những chân trời mới của tri thức.

            Sau này, chúng tôi được biết vị ân sư đầu tiên của mình đã phải nhận một hình phạt khắc nghiệt từ chính quyền của Athenes vì một tội danh mà người bị cáo buộc bởi Meletus? Vậy tội danh là gì và người đã tự biện hộ ra sao? Platon học trò của chính Socrates sẽ cho chúng ta biết ở hồi kế tiếp của chuyến hành trình…

            CHÚ THÍCH

(1) Địa Trung Hải: là một phần của Đại Tây Dương được vây quanh bởi đất liền – phía bắc bởi châu Âu, phía Nam là châu Phi, phía Đông bởi châu Á.

(2) Olympus: là ngọn núi cao nhất tại Hy Lạp, cũng là một trong những ngọn núi cao nhất châu Âu, nằm ở vùng Pareira, bắc Hy Lạp. Theo thần thoại Hy Lạp là nơi cư ngụ của các vị thần tối cao Olympus

(3) Prometheus: trong thần thoại Hy Lạp ông là một vị thần con trai của Lapetus và Themis, ông nổi tiếng là thông minh tài trí và có khả năng tiên tri.

(4) Zeus

(5) Capcase

(6) Phái Biện thuyết:

(7) Socrates:

(8) Apollo:

(9) Tư tế

(10) Delphi

(12) Milet

(13) Thales

(14) Anaximenes

(15) Anaximendre

(16) Heraclite

(17) Ephesus

(18) Parmenide

(19) Elea

(20) Leucippe

(21) Democrite

(22) Protagore

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Địa chỉ liên hệ: Văn phòng khoa Triết học A207, 10 - 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.    
Tự tạo website với Webmienphi.vn