Đăng nhập
Chào Mừng Các Bạn Đến Với Website Đoàn - Hội Khoa Triết HọcLaughing

Từ khóa
Danh mục

Bạn cần thông tin gì nhất từ website
Hoạt động đoàn - hội
Học Thuật
Kĩ năng
Học bổng - việc làm

Từ ngữ chúng ta sử dụng để đáp lại một yêu cầu, một mong đợi hoặc để tự dặn dò thực hiện một việc gì đó thể hiện mức độ cam kết, sự quyết tâm của chúng ta.

Công việc của tổng giám đốc một tập đoàn lớn làm cho anh không dễ dàng về nhà trước nửa đêm, vì vậy một buổi đi công viên cùng các con vào cuối tuần vẫn mãi là lời hứa. Buổi chiêu đãi tối qua làm anh mệt lã người và muốn nằm thêm tí nữa, vì dù sao hôm nay cũng là ngày cuối tuần.

Sáng nay tụi nhỏ thức dậy sớm và líu lo hơn mọi ngày. Chúng chờ mãi mới đến cuối tuần để được bố dẫn đi chơi công viên như tuần trước bố hứa: “Ừ, các con ngoan, vâng lời mẹ, học giỏi, bố sẽ cố gắng sắp xếp công việc để đưa các con đi công viên”. Nhưng giờ này bố vẫn chưa dậy, cả hai cứ đùn đẩy nhau vào đánh thức bố. Rồi cuối cùng thằng anh cũng phải nhường đứa em để rón rén bước vào nhẹ lay vai bố nó và thì thầm vào tai: “Hôm nay mình đi công viên bố nhé!”. Kéo mềm trùm mặt lại, bằng giọng ngái ngủ, anh lại hứa: “Hôm nay bố mệt, để hôm khác nhé!”. Nếu trong lần hứa trước, anh nói: “Bố nhất định sẽ…” thì anh đã ý thức hơn và có trách nhiệm thu xếp công việc để thực hiện lời hứa.

Từ ngữ chúng ta sử dụng để đáp lại một yêu cầu, một mong đợi hoặc để tự dặn dò thực hiện một việc gì đó thể hiện mức độ cam kết, sự quyết tâm của chúng ta. Vì vậy, cách chúng ta dùng từ ngữ sẽ tác động đến kết quả, thậm chí báo trước kết quả công việc ta sẽ làm.

Hôm qua, trên đường, tình cờ bạn gặp lại một đứa bạn thời sinh viên, sau một vài câu hỏi thăm tình hình và lưu lại số điện thoại, nó vội vã đi cho kịp giờ làm. Nó bảo rằng: “Hôm nào tui với ông sẽ đi uống cà phê”, thì rất có thể sẽ không có chầu cà phê đó! Nhưng nếu người bạn nói rằng: “Giờ tui bận quá, thứ Bảy này cà phê nhé. Chiều thứ Sáu tui sẽ gọi ông!” Nếu “không có gì thay đổi vào giờ chót”, bạn sẽ nhận được điện thoại của người bạn ấy vào chiều thứ Sáu, hẹn địa điểm cà phê hoặc chí ít xin lỗi vì cuối tuần có chuyện đột xuất.

Qua kinh nghiệm của tôi, những ai đáp “Tôi sẽ cố gắng đến; Tôi sẽ thu xếp để đi nhưng không hứa trước; Để tôi xem lịch lại cái đã…” cho một lời mời tham dự cuộc gặp mặt thì có đến 90% khả năng người đó vắng mặt. Ngay cả bản thân khi tự hứa với mình cũng dùng những từ xác định, mạnh mẽ như “Mình làm được; Mình sẽ thực hiện ngay; Mình đến đó…” Đừng đồng loã với sự trì hoãn, yếu đuối, sợ sệt hay thiếu nỗ lực bằng cách dùng từ thiếu kiên quyết, do dự, không dứt khoát. Những từ như “sẽ cố gắng”, “sẽ sắp xếp”, “để thử xem sao”, “để hôm nào”, “khi nào rảnh thì…” làm suy yếu năng lượng cũng như lòng quyết tâm của bạn trong việc thực hiện công việc. Chỉ có hai trạng thái: làm hoặc không làm, đến hoặc không đến, có hoặc không! Nếu bạn thực sự muốn một kết quả tốt, hãy bắt đầu từ việc sử dụng ngôn từ khẳng định, thể hiện cam kết trong lời nói của mình. Sự chần chừ, không dứt khoát, đắn đo chỉ làm bạn mệt mỏi thêm, trong khi công việc vẫn chẳng nhích thêm chút nào.

Bất kỳ một việc gì, trong lần đầu tiên bạn chưa thành công, thì đừng “thử” làm lại mà hãy “nhất định” làm cho bằng được. Hãy ý thức những từ ngữ chúng ta sử dụng, vì chúng thể hiện sức mạnh của ý chí, mức độ quyết tâm và thái độ cam kết, qua đó kết quả công việc của ta đã được định trước từ lúc ta … mở miệng!

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Địa chỉ liên hệ: Văn phòng khoa Triết học A207, 10 - 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.    
Tự tạo website với Webmienphi.vn