Đăng nhập
Chào Mừng Các Bạn Đến Với Website Đoàn - Hội Khoa Triết HọcLaughing

Từ khóa
Danh mục

Bạn cần thông tin gì nhất từ website
Hoạt động đoàn - hội
Học Thuật
Kĩ năng
Học bổng - việc làm

Socrates và nghệ thuật đối ngoại

Ông là người thầy của phương pháp làm triết học và khoa học. Hơn thế, ông là tượng đài lẫm liệt của nhân cách: nhân cách của người trí thức đích thực. Vậy là, ngay từ buổi bình minh của triết học, phương Tây đã được thừa hưởng hai bảo vật vô giá: cách làm triết học và cách sống triết học.   Ba trong một: trí thức, nhà nhân quyền, triết gia Socrates (khoảng 470 – 399 trước Công nguyên) con nhà nghèo: cha làm đồ gốm, mẹ là bà mụ. Nghề của mẹ (và chắc cũng của cha nữa) thường được ví với phong cách sống của ông: làm người “đỡ đẻ” và hun đúc cho việc đi tìm chân lý. Học vấn uyên bác và đã từng là một chiến binh dũng cảm, nhưng rút cục ông thấy công việc “hộ sinh tinh thần” mới thực là sứ mệnh đáng cho ông dâng hiến trọn đời. Socrates không triết lý trong tháp ngà. Ông lang thang giữa chợ Athens (Hy Lạp) để bàn thảo, tranh luận với thanh niên, với những người “học thật” và “học… giả”.

CUỘC ĐẤU TRANH GIỮA HAI TRƯỜNG PHÁI DUY TÂM VÀ DUY VẬT TRONG MỸ HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

Trong khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng duy vật và duy tâm. Cuộc đấu tranh đó diễn ra quyết liệt trong suốt chặng đường phát triển của lịch sử triết học, không chỉ diễn ra trong lĩnh vực triết học mà còn trong các lĩnh vực khác như mỹ học, … Trong mỹ học Hy Lạp cổ đại, cuộc đấu tranh này thể hiện thông qua quan điểm của các nhà tư tưởng về cái đẹp và nghệ thuật, tiêu biểu như trong học thuyết “bắt chước” để lý giải nguồn gốc và chức năng của văn hóa nghệ thuật. Phái duy vật cho rằng nghệ thuật có bản chất là “bắt chước thực tại”. Cuộc sống hiện thực là cái có trước, con người dùng tài khéo của mình để phản ánh lại những cái đã có và sẽ có theo luật cảm hứng. Đại diện cho phái này như Đêmôcrit, Arixtot… Phái duy tâm cũng thừa nhận nghệ thuật là sự “bắt chước” nhưng là sự bắt chước thần linh, nhờ thần nhập mà nghệ sỹ mới có được một cảm hứng trong sáng tác, tiêu biểu như Platon.

Quan niệm về cái đẹp – Kant & Thomas Aquinas

Thưa tiến sĩ Adler,  Có lẽ không có lĩnh vực nào mà ở đó sự bất đồng lại phổ biến như trong lĩnh vực của những phán đoán của chúng ta về cái đẹp. Có phải điều này có nghĩa rằng cái đẹp nằm trong mắt người nhìn ngắm, rằng nó là vấn đề phán đoán chủ quan đơn thuần? Hay là có một phẩm tính hoặc những phẩm tính nào đó trong đối tượng sẽ khiến chúng ta thấy nó đẹp? Tôi không biết các tác giả của những cuốn sách nổi tiếng có nói điều gì về cái đẹp khả dĩ giải quyết vấn đề khó xử này không. (J.E.T.) J.E.T. thân mến, Hầu hết những người cố gắng định nghĩa cái đẹp đều nhất trí rằng nó dính dáng đến sự đáp ứng của ý thích. Chúng ta gọi một cái gì đó là đẹp khi nó làm chúng ta vui thích hay hài lòng ở một phương diện đặc biệt nào đó. Nhưng cái gì gây nên sự đáp ứng này từ phía chúng ta? Nó có phải là cái gì trong chính bản thân đối tượng? Nó chỉ là một phản ứng chủ quan từ phía chúng ta? Hay nó là sự kết hợp ít nhiều của hai điều này?

Kant và văn hóa hiện đại

Kant và văn hoá hiện đại Là động lực thúc đẩy tiến trình phi – tập trung hoá của văn hoá hiện đại, bản thân triết học đã trải nghiệm tiến trình này nơi chính mình. Triết học trở thành nhiều nền triết học. Từ nay, nó tồn tại bên cạnh các ngành khoa học khác và phải tự xác định chỗ đứng và nhiệm vụ của mình.

Aristoteles và sự quản trị tri thức

Aristoteles và sự quản trị tri thức Trong lịch sử cổ kim, không có ai tích luỹ nhiều tri thức trong thời đại mình bằng Aristoteles (384-322 tr. CN). Không chỉ tích luỹ, ông còn góp phần quyết định trong việc khai sinh ra chúng. Tri thức nhiều quá dẫn tới việc làm sao quản trị nó. Ngày nay, việc quản trị tri thức càng quan trọng và không chỉ đặt ra cho các công ty, xí nghiệp mà cho từng cá nhân và cả xã hội.  

2 Di chuyển đến trang

Địa chỉ liên hệ: Văn phòng khoa Triết học A207, 10 - 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.    
Tự tạo website với Webmienphi.vn