Đăng nhập
Chào Mừng Các Bạn Đến Với Website Đoàn - Hội Khoa Triết HọcLaughing

Từ khóa
Danh mục

Bạn cần thông tin gì nhất từ website
Hoạt động đoàn - hội
Học Thuật
Kĩ năng
Học bổng - việc làm

XÂY DỰNG ĐẢNG CẦM QUYỀN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, làm Trưởng đoàn. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Hạ Quốc Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, làm Trưởng đoàn. Hội thảo đã khẳng định sự cần thiết khách quan phải tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng; tổng kết một bước những kinh nghiệm thực tiễn phong phú ở mỗi nước; chỉ ra yêu cầu tất yếu phải làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ, phương thức lãnh đạo, thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân trong điều kiện Đảng cầm quyền lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, Hội thảo cũng gợi mở nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu phục vụ thiết thực cho công tác xây dựng Đảng phù hợp với đặc điểm và điều kiện của mỗi nước.

Vị trí của Việt Nam trong hệ thống thương mại biển Đông thời cổ trung đại

Hải sử nói chung và hải thương sử nói riêng không phải là hướng nghiên cứu quá mới mẻ ở nước ta, dù thành tựu trên lĩnh vực này chưa thực sự nổi bật (1). Trong khi đó, nghiên cứu những khía cạnh cụ thể của lịch sử dân tộc nhìn từ phương diện biển lại chưa phải là phương pháp tiếp cận phổ biển. Phương pháp này có những lợi thế nhất định, cho phép chúng ta có cái nhìn đối sánh và định vị lịch sử dân tộc trong bối cảnh rộng của hải sử khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, nó đồng thời đòi hỏi sự thận trọng từ người viết khi xác định phạm vi nghiên cứu, đặc biệt là việc phân lập một số khái niệm cụ thể, nhất là những khái niệm liên quan đến dân tộc và tộc người (2).

Văn hóa chính trị Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

TCCSĐT - “Chính trị là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn và hết sức quan trọng, nó quyết định vận mệnh của đất nước và sự phát triển của xã hội và con người. Trình độ xử lý các tình huống chính trị một cách khoa học và nghệ thuật không chỉ đem lại sự độc lập và ổn định chính trị mà còn là điều kiện cho việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, phát triển con người, xây dựng và phát triển đất nước. Bản chất chính trị, lý tưởng chính trị, trình độ hoạt động chính trị hướng tới một xã hội nhân đạo, nhân văn, tất cả vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội và con người, nói lên văn hóa chính trị của một nền chính trị” [1].

Về cơ chế hai chính quyền cùng song song tồn tại trong lịch sử Việt Nam và Nhật Bản

I. Không chỉ riêng Việt Nam và Nhật Bản, trong lịch sử thế giới, cơ chế hai chính quyền cùng song song tồn tại (hay còn gọi là lưỡng đầu chế) cũng đã xuất hiện và xuất hiện rất sớm. Người ta từng biết, trong lịch sử Hi Lạp cổ đại, nhà nước Sparta (thế kỉ IX – VI TCN) đã được điều hành bởi hai vua. Trên danh nghĩa, hai vua có quyền ngang nhau, vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là thủ lĩnh quân sự, vừa là người nắm thế lực tôn giáo và cũng đồng thời là những người có quyền định đoạt về tư pháp. Sự tồn tại của hai vua với tư cách là thành viên của Hội đồng trưởng lão, cơ quan có quyền lực cao nhất, là những biểu hiện sinh động về “tính chất dân chủ” của loại hình nhà nước cộng hoà quý tộc(1). Nhà nước này vẫn còn thấy ngưng đọng trong thiết chế chính trị của nó những dấu ấn cổ sơ của xã hội công xã – thành bang.

KHÁI NIỆM TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ VÀ TƯ TƯỞNG CỦA C.MÁC - PH.ĂNGGHEN VỀ TÍNH CHÍNH ĐÁNG CỦA NHÀ NƯỚC

Trên cơ sở làm rõ nội hàm của khái niệm tính chính đáng chính trị, tác giả đã phân tích quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về tính không chính đáng của nhà nước tư sản. Đồng thời, luận giải để chứng minh rằng, tính chính đáng của nhà nước chỉ có được khi nhà nước đó tạo ra các yếu tố để xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội. Hình thức nhà nước đó chính là Nhà nước chuyên chính vô sản.  

Đặc điểm mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở Việt Nam - Vấn đề và giải pháp

 TCCS - Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị luôn luôn là vấn đề quan trọng nhất của các cuộc cải cách và phát triển. Xử lý mối quan hệ này như thế nào là thước đo tầm vóc của đảng cầm quyền về đối nội cũng như đối ngoại. Lịch sử cho thấy mối quan hệ kinh tế và chính trị trong cải cách phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị trong nước và chịu tác động ngày càng tăng của những biến đổi trên thế giới, nhất là ở giai đoạn hiện nay.

Ảnh hưởng của hệ giá trị chính trị phương Tây đến sự phát triển của các xã hội ở Đông Á – trường hợp Trung Quốc

Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội ở Trung Quốc cũng như Việt Nam thực chất là một cuộc chuyển đổi toàn diện, mang tính hệ thống và về cơ bản theo chuẩn giá trị Phương Tây. Tiến trình cải cách này đến nay khá thành công. Đây là một cống hiến vĩ đại trong sự nghiệp phát triển đất nước của hai nước xã hội chủ nghĩa láng giềng này. Toàn bộ đời sống của một quốc gia dân tộc như Trung Quốc hay Việt Nam luôn luôn chịu tác động to lớn có tính quyết định của chính trị hay chính sách nhà nước. Do đó việc nghiên cứu về hệ giá trị chính trị Phương Tây và tác động của nó đối với sự phát triển của các xã hội Đông Á như Trung Quốc và Việt Nam là việc làm cần thiết, sẽ đem lại nhiều bổ ích trong nghiên cứu quốc tế cũng như góp phần khuyến nghị chính sách đối với các nhà chính trị có thẩm quyền cao ở Việt Nam.


Địa chỉ liên hệ: Văn phòng khoa Triết học A207, 10 - 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.    
Tự tạo website với Webmienphi.vn